giỏ hàng hôm nay

giỏ hàng hôm nay

giỏ hàng hôm nay

giỏ hàng hôm nay

giỏ hàng hôm nay
giỏ hàng hôm nay

Hotline CSKH

0919059637

Giỏ hàng 0
giỏ hàng hôm nay
Ngày đăng: 05/08/2024 01:42 PM

    THẢO DƯỢC QUÍ HIẾM

    1./ Để sống khỏe cần lọc máu định kỳ

     

     Jisanfood  

     

    Thành Phần Hoạt Chất Có Trong Nần Nghệ

     

    Nần nghệ có tên khác là Nần vàng hay Râu hùm. Loại củ này có tên khoa học là Dioscorea colletti, là loài thực vật thuộc họ củ Nâu (Dioscoreaceae)

    Nần nghệ chữa mỡ máu cao đã mở ra một xu hướng mới trong điều trị và kiểm soát mỡ máu cao. Cây nần nghệ đã được TS, Lương y Nguyễn Hoàng (Nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội) phát hiện vào khoảng những năm 70 Thế kỷ trước. Tác dụng điều hòa nhịp tim, hạ mỡ máu, bình ổn huyết áp đã giúp Nần nghệ được công nhận là một loại dược liệu quý hiếm và được xếp vào “Sách đỏ Việt Nam”

    Kết quả xác định, trong Nần nghệ có chứa Saponin. Trong đó chủ yếu là loại Spirostano sapogenin được cấu tạo từ 2 phần chính:

    1.        Phần Genin là Diosgenin có tính ưa dầu
    2.        Phần đường là: glucose và rhamnose có tính ưa nước

    Khi Saponin vào máu sẽ lôi kéo được mỡ máu thừa nhờ genin có tính ưa dầu. Bên cạnh đó, phần ưa nước là các phân tử đường sẽ hòa hợp cùng huyết tương để đưa mỡ dư thừa đến những nơi cần chuyển hóa và đào thải nhanh hơn.

     

    Công Dụng Của Nần nghệ Với Người Mắc Mỡ Máu Cao

     

    1. Tất cả các chỉ số lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường
    2. Hạ rất mạnh lipoprotein tỷ trọng thấp (Mỡ xấu LDL-c) và có xu hướng tăng lipoprotein tỷ trọng cao (Mỡ tốt HDL-c), do đó hạ được tỷ số CT/HDL (CT-cholesterol toàn phần).
    3. Đặc biệt cholesterol toàn phần trong máu của ~100% người bệnh đều giảm. Thuốc còn có tác dụng hạ huyết áp trên hầu hết các bệnh nhân có huyết áp cao. Trong điều trị không thấy có tai biến và tác dụng xấu nào.

     

    Như vậy, nghiên cứu dược lý cho thấy Nần nghệ có tác dụng:

     

    1. Một là hạ mỡ dư thừa có trong các cơ quan nội tạng, gan, máu.
    2. Hai là giúp người bệnh điều hòa nhịp tim, bình ổn huyết áp.
    3. Ba là phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ

    BÀI THUỐC CHỮA TIỂU ĐƯỜNG

     

     Jisanfood   Jisanfood

             Bằng lăng dây thìa canh

    1. THÀNH PHẦN

    Beta Glucan 80%………………….10 mg

    Alpha Lipoic Acid ( ALA)……..20 mg

    Tảo Spirulina……………………….20 mg

    Cao Nấm Linh Chi……………….20 mg

    Cao Quả Mướp Đắng………….180 mg

    Cao Dây Thìa Canh……………150 mg

    Cao Quả Nhàu……………………..80 mg

       Cao lá bằng lăng …… …………120mg

     

    2. CÔNG DỤNG

    – Giúp làm giảm đường huyết

    – Giúp kiểm soát và ổn định đường huyết

    – Ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây lên

    – Giúp giảm Cholesterol và Lipit máu

    – Hỗ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.

    3. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

    – Người tiểu đường type I và type II

    – Người có lượng đường trong máu cao

    – Người cần kiểm soát đường huyết

    – Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    – Người bị mỡ máu cao, cholesterol máu cao

    – Người bị huyết áp cao

    – Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    BÀI THUỐC CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP

     1/ DÂY ĐAU XƯƠNG

    Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr Họ: Menispermaceae Tên khác: Khoan cân đằng

    MÔ TẢ:

     Jisanfood
     

    Dây đau xương là một loại dây leo, dài 7-8cm có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn lớp vỏ không sần sùi. Lá cũng có lông nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phần lá hình tim, phía cuốn tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10-20cm, rộng 8-10cm có 5 gân nhỏ, toả hình chân vịt.
    Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm, có lông măng màu trắng nhạt, quả khi chín có màu đỏ, có dịch nhày, hình bán cầu.

    MÙA HOA QUẢ:

    Cây mọc khoẻ, trồng bằng thân cây. Thu hái quanh năm.

    PHÂN BỔ:

    Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam.

    BỘ PHẬN DÙNG:

    Thân, lá cây

    THÀNH PHẦN
    HÓA HỌC:

    Thành phần hoá học có nhiều Ancaloit

    CÔNG DỤNG:

    Dây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong nhân dân ở miền núi các tỉnh phía bắc, Tây Bắc đã được trồng rộng rãi trong nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân, còn dùng làm thuốc bổ. Dùng dưới hình thức uống,hay xoa bóp, thân cây có tác dụng mạnh hơn.
         1-Lấy dây đau xương giã nhỏ, trộn với ít nước đắp lên những chỗ đau nhức.
          2- hái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu, có thể sắc với nước uống. Thời gian 15-20 ngày.
    Một bài thuốc dễ tìm để làm không tốn tiền lại chữa được bệnh đau nhức xương khớp đặc biệt là viêm khớp vùng cổ và thắt lưng, lại không có một phản ứng phụ nào.

     

     

     

     

    2/ HY THIÊM

    Tên khoa học: SIEGESBECKIA ORIENTALIS L. Họ: ASTERACEAE Tên khác: cỏ đĩ, cỏ bà a, chó đẻ hoa vàng, cứt lợn, nhả khỉ cáy (Tày), co boóng bo ( Thái).

    MÔ TẢ:

      Jisanfood

    Cây cỏ, sống hàng năm, cao 30- 60cm. Thân và cành và có lông. Lá mọc đối, hình gần tam giác đến hình thoi, mép có răng cưa thô, 3 gân chính từ gốc. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc ỏ kẽ lá hoặc đầu cành. Lá bắc có lông dính. Quả bế, hình trứng, nhẵn, màu đen.

    MÙA HOA QUẢ:

    Tháng 3 - 10.

    PHÂN BỔ:

    Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi, thường gặp trên đất ẩm, bãi sông, ruộng ngô.

    BỘ PHẬN DÙNG:

    Thân, cành mang lá. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

    THÀNH PHẦN
    HÓA HỌC:

    Cả cây chứa chất đắng, tinh dầu, darutin, diterpen.

    CÔNG DỤNG:

    Chống viêm. Chữa thấp khớp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, lưng gối đau, mụn nhọt, lở ngứa, rắn cắn, kinh nguyệt không đều: ngày dùng 10- 15g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc hoàn, tán. Dùng ngoài, lá giã đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ong đốt, rắn cắn.

     

     

    3/ ĐỊA LIỀN

    Tên khoa học: KAEMPFERIA GALANGA L. Họ: ZINGIBERACEAE Tên khác: thiền liền, sơn nại, tam nại, sa khương, co xá choóng (Thái).

    MÔ TẢ:


     Jisanfood



     

    Cây cỏ, sống nhiều năm; phần trên mặt đất lụi vào mùa đông hoặc mùa khô. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2- 3 cái, mọc hàng năm vào mùa mưa; phiến lá rộng, có bẹ, mọc sát đất, mặt dưới có lông. Hoa trắng, pha tím, không cuống, mọc từ kẽ lá. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, nóng. Loài địa liền lá hẹp (K. angustifolia Roscoe) mọc ở rừng rụng lá, tại một số tỉnh phía nam cũng được dùng.

    MÙA HOA QUẢ:

    Tháng 5- 7.

    PHÂN BỔ:

    Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở một số địa phương để xuất khẩu.

    BỘ PHẬN DÙNG:

    Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông; phơi hoặc sấy khô.

    THÀNH PHẦN
    HÓA HỌC:

    Thân rễ chứa tinh dầu (2,4 – 3,9%), trong có p-methoxytranscinnamat ethyl, acid p-methoxytranscinnamic, acid transcinnamic, p-methoxystyren, acid p-coumaric, n-pentadecan, ∆3-caren, borneol, camphen.

    CÔNG DỤNG:

    Chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, nhức đầu, cảm sốt, đau răng. Ngày 3- 6g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Thân rễ ngâm rượu 40° - 50° để xoa bóp chữa bị tê thấp, đau nhức.

    Đăng ký nhận tin

    0
    Zalo
    Hotline